Cho đến sau khi đứa con thứ 12 ra đi, người cha bất hạnh này mới sửng sốt khi biết mình bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh.
Cứ hết lần này đến lần khác, những đứa con vừa sinh ra được vài tuần, một tháng, lâu lắm thì một năm đều bỏ bố mẹ “về với đất”. Dù vậy, niềm hi vọng vẫn cứ le lói, họ cứ sinh nhưng rồi chẳng nuôi được. Ông là thiếu tá, cựu binh Đỗ Đức Địu (60 tuổi) ở thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).
Cho đến sau khi đứa con thứ 12 ra đi, người cha bất hạnh này mới sửng sốt khi biết mình bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh. 12 lần tự tay chôn những đứa con, có những lúc ông chẳng thể chịu đựng được nữa.
Cứ hi vọng rồi… đau đớn thất vọng
Chúng tôi về làng ven biển Hà Thiệp, tìm đến gia đình người cựu binh Đỗ Đức Địu khi biết nỗi đau chiến tranh mà gia đình ông phải gánh chịu là hoàn cảnh “có một không hai” trên dải đất miền Trung này.
Tiếp chuyện với chúng tôi, người cựu binh già có khuôn mặt khắc khổ kể, năm 1972, khi vừa tròn 20 tuổi, ông nhập ngũ vào tham gia chiến đấu ở căn cứ thuộc miền tây huyện A Lưới, Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hai năm sau, trong một lần về quê nghỉ phép, ông tình cờ gặp lại cô gái Phạm Thị Nức, khi đó cũng là TNXP mới về. Thế là trong thời gian ngắn ngủi hai người đã đem lòng yêu nhau. Rồi một đám cưới đơn giản được tổ chức.
Hết hạn phép, anh Địu phải ba lô, khăn gói vào chiến trường. Khi anh vào đơn vị không lâu thì nhận được tin mừng, vợ đã mang thai. Sắp được làm bố, anh vui mừng khôn xiết cứ hồi hộp ngóng tin nhà.
Cho đến sau khi đứa con thứ 12 ra đi, người cha bất hạnh này mới sửng sốt khi biết mình bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh. 12 lần tự tay chôn những đứa con, có những lúc ông chẳng thể chịu đựng được nữa.
Cứ hi vọng rồi… đau đớn thất vọng
Chúng tôi về làng ven biển Hà Thiệp, tìm đến gia đình người cựu binh Đỗ Đức Địu khi biết nỗi đau chiến tranh mà gia đình ông phải gánh chịu là hoàn cảnh “có một không hai” trên dải đất miền Trung này.
Tiếp chuyện với chúng tôi, người cựu binh già có khuôn mặt khắc khổ kể, năm 1972, khi vừa tròn 20 tuổi, ông nhập ngũ vào tham gia chiến đấu ở căn cứ thuộc miền tây huyện A Lưới, Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hai năm sau, trong một lần về quê nghỉ phép, ông tình cờ gặp lại cô gái Phạm Thị Nức, khi đó cũng là TNXP mới về. Thế là trong thời gian ngắn ngủi hai người đã đem lòng yêu nhau. Rồi một đám cưới đơn giản được tổ chức.
Hết hạn phép, anh Địu phải ba lô, khăn gói vào chiến trường. Khi anh vào đơn vị không lâu thì nhận được tin mừng, vợ đã mang thai. Sắp được làm bố, anh vui mừng khôn xiết cứ hồi hộp ngóng tin nhà.
Cha già khấn vái 12 con. |
Nhưng đau đớn thay, giữa năm 1975 thì anh nhận được tin dữ, đứa con của anh sinh ra được mấy ngày thì sưng phù đầu rồi chết. Anh đau buồn, hụt hẫng lắm, nhưng rồi nỗi đau cũng nguôi dần theo thời gian.
Năm 1981, vợ anh tiếp tục sinh lần thứ hai, được cô con gái tên Đỗ Thị Bình. Anh chị mừng lắm, dành tất cả tình thương yêu, chăm sóc cho đứa con gái. Hạnh phúc đã hé mở khi Bình lớn dần mà không có biểu hiện bệnh tật.
Vợ chồng anh Địu lại tiếp tục hi vọng có thêm những đứa con lành lặn. Họ tiếp tục sinh. Năm 1983, chị Nức sinh lần thứ 3 được một bé trai kháu khỉnh, gia đình vui mừng khôn xiết. Nhưng chỉ được vài tuần, cháu bé lại ra đi...
“Đau đớn quá, vợ tui phát điên chạy đi lung tung giữa đường, giữa chợ. Lần đó, tui phải xin cắt phép về chăm sóc vợ một thời gian khá dài” - ông Địu nhớ lại.
“Tội nghiệp lắm, những năm sau đó, vợ tui tiếp tục sinh thêm 9 lần nữa nhưng đều không nuôi được. Đứa thì vừa sinh ra đã chết, đứa thì cứ được vài tuần, ít tháng sưng phù đầu rồi chết. Đau đớn lắm chú ạ” - ông Địu kể lại mà nỗi đau vẫn chưa nguôi.
Cho đến năm 1990, vợ ông tiếp tục sinh một bé gái tên Đỗ Thị Hằng. Bé Hằng phát triển bình thường nhưng đến năm học lớp 6 thì đổ bệnh rồi phải nghỉ học.
Hai năm sau, chị Nức tiếp tục sinh nhưng lại không nuôi được. Năm 1994, vợ ông Địu sinh con gái tên Đỗ Thị Nga. Bé Nga mới sinh ra thì bình thường nhưng sau đó đầu cứ to dần ra, tay chân có quắp, hay lên cơn co giật.Năm 1981, vợ anh tiếp tục sinh lần thứ hai, được cô con gái tên Đỗ Thị Bình. Anh chị mừng lắm, dành tất cả tình thương yêu, chăm sóc cho đứa con gái. Hạnh phúc đã hé mở khi Bình lớn dần mà không có biểu hiện bệnh tật.
Vợ chồng anh Địu lại tiếp tục hi vọng có thêm những đứa con lành lặn. Họ tiếp tục sinh. Năm 1983, chị Nức sinh lần thứ 3 được một bé trai kháu khỉnh, gia đình vui mừng khôn xiết. Nhưng chỉ được vài tuần, cháu bé lại ra đi...
“Đau đớn quá, vợ tui phát điên chạy đi lung tung giữa đường, giữa chợ. Lần đó, tui phải xin cắt phép về chăm sóc vợ một thời gian khá dài” - ông Địu nhớ lại.
“Tội nghiệp lắm, những năm sau đó, vợ tui tiếp tục sinh thêm 9 lần nữa nhưng đều không nuôi được. Đứa thì vừa sinh ra đã chết, đứa thì cứ được vài tuần, ít tháng sưng phù đầu rồi chết. Đau đớn lắm chú ạ” - ông Địu kể lại mà nỗi đau vẫn chưa nguôi.
Cho đến năm 1990, vợ ông tiếp tục sinh một bé gái tên Đỗ Thị Hằng. Bé Hằng phát triển bình thường nhưng đến năm học lớp 6 thì đổ bệnh rồi phải nghỉ học.
“Năm 1995, trong một lần về phép tui đưa cháu Nga đi viện Cu Ba - Đồng Hới (Quảng Bình) khám thì choáng váng rồi chết lặng khi biết cháu bị chất độc da cam.
Cũng từ khi biết nguyên nhân của những đứa con không nuôi được, đứa còn sống thì bệnh tật hiểm nghèo là do mình bị nhiễm chất độc dioxin trong chiến trường, vợ chồng tui không sinh thêm nữa. Dù ước muốn có được những đứa con lành lặn như bao nhiêu gia đình khác vẫn chưa tắt, nhưng đành chấp nhận buông xuôi vì càng cố gắng càng gieo thêm nỗi đau” - ông Địu tâm sự.
Nỗ lực tìm sự sống cho con
Thương vợ một mình ở nhà nuôi con bệnh tật, năm 1997, ông Địu làm đơn xin rời đơn vị đang công tác (tại Thừa Thiên Huế) khi đang mang hàm thiếu tá về đỡ đần với vợ, chăm sóc các con.
Nỗi đau của đôi vợ chồng nguôi dần khi thấy bé Hằng lớn lên xinh xắn, học giỏi. Rồi bỗng dưng một ngày, khi đang học lớp 6, Hằng choáng váng rồi ngất xỉu, các cô hốt hoảng gọi gia đình đến gấp.
“Sau lần đó, con bé đổ bệnh trầm trọng. Tui phải vơ vét mọi tài sản trong nhà đem bán, rồi vay mượn bà con, làng xóm, hai vợ chồng đưa con ra viện Hà Nội điều trị. Sau 2 tháng mổ ghép tủy, thấy con đỡ dần nên gia đình đưa cháu về”
Liên tục trong 3 năm từ 2003 – 2005, Vợ chồng ông Địu phải đưa con ra viện Hà Nội điều trị với 4 lần phẫu thuật, ăn ở quanh năm tại viện nhưng bệnh tình của con gái cũng không tiến triển được bao nhiêu.
“Nhiều khi nhìn con lên cơn vật vã, đau đớn, la hét, tui đứt ruột khóc với nó. Lúc đó tui thầm nghĩ nếu có thể, xin bác sĩ hãy tiêm một liều thuốc gì đó cho nó chết đi để khỏi tội nghiệp con bé phải quằn quại trong trong đau đớn…” - đôi mắt người cựu binh ngấn lệ.
Sau một lần con bé lên cơn vật vã nhất rồi nằm bất tỉnh mấy ngày, bác sĩ kết luận “Bệnh tình vô phương cứu chữa” nên bệnh viện trả về, gia đình chuẩn bị cho tình huống xấu nhất…
“Trên đường về, tui báo nhờ gia đình, anh em, làng xóm chuẩn bị quan tài, vải vóc để lo cho con. Nhưng sau khi tháo bình ô xi, con bé nằm thờ phì phò suốt đêm, sau đó tỉnh dần rồi thoát chết” - ông Địu nhớ lại.
Mới đây, em Hằng đã được gửi ra làng đất độc da cam Hữu Nghị ở Hà Nội để tổ chức này nuôi dưỡng.
Hiện hai vợ chồng ông Địu hàng ngày vẫn đang phải gánh nặng, lo tiền thuốc thang cho bé Nga. Thỉnh thoảng con bé lên cơn co giật, nằm la hét, đôi vợ chồng già lại phải thức trằng suốt đêm với con.
Niềm an ủi cuối đời
Dẫn chúng tôi ra đồi cát sau vườn, nơi chôn 12 đứa con, hình ảnh người cha già thật tội nghiệp.
Đôi mắt đỏ hoe, thắp nén hương khấn vái rồi ông quỳ gối vái lạy các con. Sau đó, người lính già lần lượt đi cắm hương xuống 12 ngôi mộ của các con, nỗi đau của ông hiện hữu khiến chúng tôi không khỏi xúc động.
Cố nén nỗi đau, ông Địu tâm sự: “Nhiều năm trước, cứ 5-7 ngày là tui lại phải đưa cuốc ra vùn lại mộ cho các con vì chỉ cần có gió lớn ít ngày là cát bay hết, rất khó tìm được mộ. Thấy để lâu rứa, rất dễ mất mộ các con nên cuối năm 2007, tui liều vay mượn, rồi bạn bè giúp đỡ nên đã xây lại như thế này để tiện chăm sóc, bảo quản, lo hương khói cho các con.”
Với ông Địu, nỗi đau của người cha cũng vơi bớt phần nào khi mỗi ngày ra thắp nén hương thấy phần mộ của các con được sạch sẽ, chắc chắn, không còn phải lo nạn cát bay, cát nhảy mất mồ nữa.
Mỗi năm, dù khó khăn đến mấy, vợ chồng ông cũng dành dùm lo tròn 12 lần giỗ cho các con. Dù không có nhiều thì cũng phải làm một mâm cơm đơn giản, đặc biệt phải có hương vàng, áo vải để đốt cho con.
Niềm hi vọng, an ủi lớn nhất cho vợ chồng người cựu binh chính là cô con gái đầu Đỗ Thị Bình đã lấy chồng là người hàng xóm làm nghề giáo viên và quan trọng nhất đã sinh được 2 đứa cháu khỏe mạnh.
Thỉnh thoảng chị lại đưa cháu về chơi với ông bà, gia đình lại có thêm tiếng cười của con trẻ cũng vơi đi được phần nào nỗi buồn chất ngất.
Tag: Tong Hop, Xa Hoi